HTN đang là một trong số ít các DN tư nhân được cấp phép cung cấp dịch vụ phần mềm tổ chức thi trắc nghiệm (không bao gồm dữ liệu) tại các kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Trong số nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ hỗ trợ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đến nay, Công ty Cố phần công nghệ thông tin và truyền thông HTN có điểm nổi bật là đơn vị được cơ quan nhà nước cấp bản quyền phần mềm thi trắc nghiệm trên máy vi tính, và là đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm tổ chức thi trắc nghiệm (không bao gồm dữ liệu) tại các kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
HTN đã phối hợp thành công, cung cấp trang thiết bị, máy vi tính được cài đặt phần mềm thi, máy chủ phục vụ kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính lên chuyên viên cao cấp năm 2021 của Bộ Nội vụ; kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của Đài truyền hình Việt Nam; kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hành chính lên chuyên viên và tương đương, lên chuyên viên chính năm 2022 của tỉnh Ninh Thuận… Hiện nay, Công ty vẫn đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để cung cấp, phục vụ tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng.Để góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị và mong muốn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thêm sự lựa chọn khi tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức. Lãnh đạo Công ty HTN cam kết đáp ứng được sự mong đợi của cơ quan, đơn vị bằng việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao, bảo đảm an toàn, bảo mật, với đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực trình độ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chất lượng đáp ứng mọi yêu cầu của các tổ chức, cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
Được biết, quan điểm của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành chính phủ số vào năm 2025.
Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử đề ra 5 nhóm mục tiêu đến năm 2025 gồm: cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước,...
Và cùng với đó, Cơ quan nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn.